Menu

GIỚI THIỆU KHOA AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP

Khoa là một trong những khoa được thành lập rất sớm trong Trường. Tiền thân là Khoa kỹ thuật Bảo hộ lao động, được thành lập từ ngày 15 tháng 5 năm 1983, thuộc trường Cao cấp Công đoàn .

Năm 1992 khi trường Cao cấp Công đoàn được phát triển thành Trường, Lãnh đạo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã quyết định thành lập Hội đồng khoa học ngành Bảo hộ lao động. Hội đồng do PGS.TS Nguyễn An Lương làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên là các GS, PGS, TS của nhiều cơ sở giáo dục như: ĐH Công đoàn, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Xây dựng, Học viện Quân y, ĐH Y Hà Nội, Viện khoa học ATVSLĐ. Hội đồng đã xây dựng chương trình đào tạo BHLĐ trình độ đại học, được Bộ Giáo dục Đào tạo công nhận và cho phép Trường đào tạo ngành BHLĐ.

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành BHLĐ có mã ngành 7.85.02.01 thuộc nhóm ngành Dịch vụ An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp (7.85.02), nhóm lĩnh vực Môi trường và bảo vệ môi trường (7.85). Khoa bắt đầu tuyển sinh khoá 1 từ năm 1993. Chương trình đào tạo ngành BHLĐ được thực hiện trong 4 năm.

Qua các khoá đào tạo Hội đồng khoa học ngành BHLĐ thường xuyên theo dõi, thăm dò lấy ý kiến chuyên gia, có phân tích đánh giá với quan điểm cải tiến bổ sung chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng. Đặc biệt là nhằm tăng cường hiểu biết, kiến thức thực tế của sinh viên BHLĐ trong tương lai, chương trình đào tạo luôn cập nhật kiến thức mới, thời lượng thực hành, kiến tập, thực tập tại cơ sở của SV dần được bổ sung. Mặc dù là ngành đào tạo mới còn gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm và ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Viện khoa học ATVSLĐ, Ban Giám hiệu Trường cùng các khoa, phòng, bộ môn, Khoa đã hoàn thành tốt được nhiệm vụ đề ra, quy mô và chất lượng đào tạo ngành BHLĐ ngày càng được nâng cao.

Sứ mệnh và tầm nhìn: ĐHCĐ là một Trường đại học đa ngành, đa cấp, định hướng ứng dụng, với tư cách là một đơn vị đào tạo của trường, Khoa đã lập kế hoạch cụ thể hóa cho định hướng phát triển, quy mô đào tạo và các nhiệm vụ ưu tiên thể hiện rõ sứ mệnh và tầm nhìn đến năm 2030 của mình như sau:

Sứ mệnh: Khoa có sứ mạng đào tạo đại học về Bảo hộ lao động, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phục vụ cộng đồng, phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH và HNQT.

Tầm nhìn: Đến năm 2030, Khoa sẽ là cơ sở đào tạo có uy tín trong nước về đào tạo nhân lực Bảo hộ lao động; có môi trường học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền kinh tế phát triển và hội nhập Quốc tế.

Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên

Về cơ cấu tổ chức:

Các bộ phận

Họ và tên

Năm sinh

Học hàm, học vị

1. Chi bộ Đảng

Bí thư chi bộ

Vũ Văn Thú

1971

Tiến sĩ

2. Lãnh đạo khoa

 Trưởng khoa

Vũ Văn Thú

1971

Tiến sĩ

 Phó trưởng khoa

Đỗ Thị Lan Chi

1978

Tiến sĩ

3. Tổ Công đoàn

Chủ tịch

Tô Xuân Quỳnh

1989

Thạc sĩ

Phó chủ tịch

Trương Thị Yến Nhi

1981

Thạc sĩ

 

Về đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành BHLĐ:

TT

Họ và tên

Trình độ

GS

PGS

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Cử nhân

1

Vũ Văn Thú

 

 

x

 

 

2

Đỗ Thị Lan Chi

 

 

x

 

 

3

Nguyễn Đắc Diện

 

 

x

 

 

4

Nguyễn Đức Khoáng

 

 

x

 

 

5

Nguyễn Hồng Sơn

 

 

 

x

 

6

Đào Bằng Giang

 

 

 

x

 

7

Trương Thị Yến Nhi

 

 

 

x

 

8

Tô Xuân Quỳnh

 

 

 

x

 

9

Nguyễn Thị Tuyến

 

 

 

x

 

10

Vũ Thị Phương Thúy

 

 

 

x

 

11

Nguyễn Duy Hùng

 

 

 

x

 

12

Vũ Trọng Đại

 

 

 

 

x

Tổng số

0

0

4

7

1

 

Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo trình độ đại học ngành BHLĐ của Trường, bao gồm: Cán bộ, giảng viên của khoa và giảng viên cơ hữu thuộc các đơn vị trong Trường, là những viên chức có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực BHLĐ và liên quan, có các kỹ năng sư phạm, có kinh nghiệm thực tiễn, có phương pháp giảng dạy trình độ đại học đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Khoa luôn quan tâm đến xây dựng môi trường để sinh viên, học viên chủ động học tập và rèn luyện, tạo cơ hội tiếp thu tối đa những kiến thức trong quá trình học và tự học. Khoa có các bộ phận trợ lý, các cố vấn học tập, cùng với Liên Chi đoàn, Liên Chi hội sinh viên, các Câu lạc bộ sinh viên luôn đồng hành và hỗ trợ các sinh viên, học viên trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của mình để hoàn thiện cả về phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng như các kỹ năng sống khác.

Hàng năm, Khoa đều tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ sinh viên với các doanh nghiệp, các Hiệp hội nghề nghiệp để sinh viên mới vào trường có được những định hướng nghề nghiệp phù hợp, sinh viên sắp tốt nghiệp có được các cơ hội việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế Trường. Ngoài học bổng của Trường, sinh viên của Khoa còn có nhiều cơ hội nhận học bổng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Với môi trường giáo dục, đào tạo có tương tác, kết hợp với ứng dụng thực tế người học đã được phát huy tối đa tính sáng tạo, hiểu biết và kỹ năng của mình trong quá trình đào tạo để đạt được những thành công sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó, Khoa thường xuyên trao đổi với các nhà tuyển dụng nhằm điều chỉnh CTĐT phù hợp với thực tiễn xã hội.

Thực hiện nhiệm vụ đào tạo: Từ năm 1993 đến nay, đào tạo trình độ đại học về BHLĐ ở Trường đã bước sang khóa 28, trung bình mỗi khoá có khoảng 80 sinh viên. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu thực tế, trường còn mở các lớp đào tạo hệ tại chức dài hạn, hệ đào tạo đại học phần về BHLĐ và đã tập huấn BHLĐ cho hàng ngàn lao động trên khắp mọi miền đất nước. Hiện tại có 24 khóa đã tốt nghiệp với 2124 sinh viên hệ chính quy. Được khoa và Trường đào tạo, giác ngộ trách nhiệm to lớn, vẻ vang, sau khi tốt nghiệp ra trường, các thế hệ sinh viên BHLĐ đã và đang công tác trên khắp miền đất nước, mang kiến thức được trang bị từ những ngày ngồi trên ghế Trường, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội và của tổ chức Công đoàn Việt Nam, ngăn ngừa, hạn chế xảy ra rủi ro về ATVSLĐ, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ sức khoẻ người lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhiều cán bộ, sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp đã trưởng thành và được trao những trọng trách trong các cấp chính quyền, các cấp Công đoàn và trong chuyên môn BHLĐ ở nhiều đơn vị, địa phương.

Thực hiện nhiệm vụ NCKH: Khoa là một trong những khoa tốp đầu về kết quả nghiên cứu khoa học trong Trường. Kết quả nghiên cứu khoa học của Khoa giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, khẳng định năng lực nghiên cứu, phát triển thương hiệu của Khoa và Trường.

Cán bộ, giảng viên trong khoa đã và đang chủ trì 1 đề tài quỹ Nafosted, 2 đề tài NCKH cấp Bộ. Chủ trì 22 đề tài NCKH cấp cơ sở. Tham gia viết, chủ biên 05 tài liệu, giáo trình chuyên ngành về BHLĐ. Công bố 22 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế. Công tác NCKH của sinh viên cũng được chú trọng. Hàng năm có khoảng 5 - 10 đề tài NCKH của sinh viên. Nhiều đề tài NCKH của sinh viên được đánh giá cao, trong đó có 3 đề tài đạt giải 3 giải VIFOTEC, 3 đề tài đạt giải 3 cấp bộ, nhiều đề tài đạt giải cấp trường.

Về thi đua khen thưởng: Tập thể Khoa đã 4 lần được Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen Tập thể đạt thành tích xuất sắc trong các năm 1991, 2010, 2011 và 2015.

Các hoạt động kiểm tra, đánh giá được Khoa và Trường tiến hành hàng năm nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm tồn tại để đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa và Trường.

Ý thức được việc kiểm định chất lượng CTĐT là việc làm hết sức quan trọng nên Trường và Khoa đã thực hiện việc tự đánh giá chất lượng CTĐT và chuẩn bị cho quá trình kiểm định Chương trình trong nhiều năm qua. Việc tự đánh giá CTĐT ngành BHLĐ là cơ sở để Trường và khoa cải tiến chất lượng của CTĐT. Tự đánh giá cũng đồng thời thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng; tạo cơ sở dữ liệu cơ bản, đảm bảo tính khoa học cho việc điều chỉnh mục tiêu, lập kế hoạch nâng cao chất lượng và triển khai thực hiện kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo.

Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục: Trong quá trình xây dựng và phát triển, Khoa luôn chú trọng đến đảm bảo chất lượng giáo dục, do đó khi mới mở CTĐT, Khoa đã thiết kế và xây dựng CTĐT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Trong quá trình triển khai CTĐT, để nâng cao chất lượng giảng dạy, sau mỗi học kỳ của năm học, Khoa đã phối hợp với Phòng KT&ĐBCLGD của Trường lấy ý kiến phản hồi về mức độ hài lòng của sinh viên đối với GV giảng dạy, kết quả khảo sát từ SV là cơ hội đ

Khoa là một trong những khoa được thành lập rất sớm trong Trường. Tiền thân là Khoa kỹ thuật Bảo hộ lao động, được thành lập từ ngày 15 tháng 5 năm 1983, thuộc trường Cao cấp Công đoàn .

Năm 1992 khi trường Cao cấp Công đoàn được phát triển thành Trường, Lãnh đạo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã quyết định thành lập Hội đồng khoa học ngành Bảo hộ lao động. Hội đồng do PGS.TS Nguyễn An Lương làm Chủ tịch Hội đồng, các thành viên là các GS, PGS, TS của nhiều cơ sở giáo dục như: ĐH Công đoàn, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Xây dựng, Học viện Quân y, ĐH Y Hà Nội, Viện khoa học ATVSLĐ. Hội đồng đã xây dựng chương trình đào tạo BHLĐ trình độ đại học, được Bộ Giáo dục Đào tạo công nhận và cho phép Trường đào tạo ngành BHLĐ.

Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành BHLĐ có mã ngành 7.85.02.01 thuộc nhóm ngành Dịch vụ An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp (7.85.02), nhóm lĩnh vực Môi trường và bảo vệ môi trường (7.85). Khoa bắt đầu tuyển sinh khoá 1 từ năm 1993. Chương trình đào tạo ngành BHLĐ được thực hiện trong 4 năm.

Qua các khoá đào tạo Hội đồng khoa học ngành BHLĐ thường xuyên theo dõi, thăm dò lấy ý kiến chuyên gia, có phân tích đánh giá với quan điểm cải tiến bổ sung chương trình đào tạo nhằm nâng cao chất lượng. Đặc biệt là nhằm tăng cường hiểu biết, kiến thức thực tế của sinh viên BHLĐ trong tương lai, chương trình đào tạo luôn cập nhật kiến thức mới, thời lượng thực hành, kiến tập, thực tập tại cơ sở của SV dần được bổ sung. Mặc dù là ngành đào tạo mới còn gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm và ủng hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Viện khoa học ATVSLĐ, Ban Giám hiệu Trường cùng các khoa, phòng, bộ môn, Khoa đã hoàn thành tốt được nhiệm vụ đề ra, quy mô và chất lượng đào tạo ngành BHLĐ ngày càng được nâng cao.

Sứ mệnh và tầm nhìn: ĐHCĐ là một Trường đại học đa ngành, đa cấp, định hướng ứng dụng, với tư cách là một đơn vị đào tạo của trường, Khoa đã lập kế hoạch cụ thể hóa cho định hướng phát triển, quy mô đào tạo và các nhiệm vụ ưu tiên thể hiện rõ sứ mệnh và tầm nhìn đến năm 2030 của mình như sau:

Sứ mệnh: Khoa có sứ mạng đào tạo đại học về Bảo hộ lao động, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và phục vụ cộng đồng, phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ CNH - HĐH và HNQT.

Tầm nhìn: Đến năm 2030, Khoa sẽ là cơ sở đào tạo có uy tín trong nước về đào tạo nhân lực Bảo hộ lao động; có môi trường học tập, nghiên cứu chuyên nghiệp, đảm bảo cho người học sau khi tốt nghiệp có năng lực cạnh tranh và thích ứng với nền kinh tế phát triển và hội nhập Quốc tế.

Về cơ cấu tổ chức và đội ngũ giảng viên

Về cơ cấu tổ chức:

Các bộ phận

Họ và tên

Năm sinh

Học hàm, học vị

1. Chi bộ Đảng

Bí thư chi bộ

Vũ Văn Thú

1971

Tiến sĩ

2. Lãnh đạo khoa

 Trưởng khoa

Vũ Văn Thú

1971

Tiến sĩ

 Phó trưởng khoa

Đỗ Thị Lan Chi

1978

Tiến sĩ

3. Tổ Công đoàn

Chủ tịch

Tô Xuân Quỳnh

1989

Thạc sĩ

Phó chủ tịch

Trương Thị Yến Nhi

1981

Thạc sĩ

 

Về đội ngũ giảng viên giảng dạy ngành BHLĐ:

TT

Họ và tên

Trình độ

GS

PGS

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Cử nhân

1

Vũ Văn Thú

 

 

x

 

 

2

Đỗ Thị Lan Chi

 

 

x

 

 

3

Nguyễn Đắc Diện

 

 

x

 

 

4

Nguyễn Đức Khoáng

 

 

x

 

 

5

Nguyễn Hồng Sơn

 

 

 

x

 

6

Đào Bằng Giang

 

 

 

x

 

7

Trương Thị Yến Nhi

 

 

 

x

 

8

Tô Xuân Quỳnh

 

 

 

x

 

9

Nguyễn Thị Tuyến

 

 

 

x

 

10

Vũ Thị Phương Thúy

 

 

 

x

 

11

Nguyễn Duy Hùng

 

 

 

x

 

12

Vũ Trọng Đại

 

 

 

 

x

Tổng số

0

0

4

7

1

 

Đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo trình độ đại học ngành BHLĐ của Trường, bao gồm: Cán bộ, giảng viên của khoa và giảng viên cơ hữu thuộc các đơn vị trong Trường, là những viên chức có trình độ chuyên môn thuộc lĩnh vực BHLĐ và liên quan, có các kỹ năng sư phạm, có kinh nghiệm thực tiễn, có phương pháp giảng dạy trình độ đại học đáp ứng yêu cầu theo quy định.

Khoa luôn quan tâm đến xây dựng môi trường để sinh viên, học viên chủ động học tập và rèn luyện, tạo cơ hội tiếp thu tối đa những kiến thức trong quá trình học và tự học. Khoa có các bộ phận trợ lý, các cố vấn học tập, cùng với Liên Chi đoàn, Liên Chi hội sinh viên, các Câu lạc bộ sinh viên luôn đồng hành và hỗ trợ các sinh viên, học viên trong suốt quá trình học tập và rèn luyện của mình để hoàn thiện cả về phẩm chất đạo đức, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cũng như các kỹ năng sống khác.

Hàng năm, Khoa đều tổ chức các buổi hội thảo, gặp gỡ sinh viên với các doanh nghiệp, các Hiệp hội nghề nghiệp để sinh viên mới vào trường có được những định hướng nghề nghiệp phù hợp, sinh viên sắp tốt nghiệp có được các cơ hội việc làm ngay từ khi còn ngồi trên ghế Trường. Ngoài học bổng của Trường, sinh viên của Khoa còn có nhiều cơ hội nhận học bổng của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.

Với môi trường giáo dục, đào tạo có tương tác, kết hợp với ứng dụng thực tế người học đã được phát huy tối đa tính sáng tạo, hiểu biết và kỹ năng của mình trong quá trình đào tạo để đạt được những thành công sau tốt nghiệp. Bên cạnh đó, Khoa thường xuyên trao đổi với các nhà tuyển dụng nhằm điều chỉnh CTĐT phù hợp với thực tiễn xã hội.

Thực hiện nhiệm vụ đào tạo: Từ năm 1993 đến nay, đào tạo trình độ đại học về BHLĐ ở Trường đã bước sang khóa 28, trung bình mỗi khoá có khoảng 80 sinh viên. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu thực tế, trường còn mở các lớp đào tạo hệ tại chức dài hạn, hệ đào tạo đại học phần về BHLĐ và đã tập huấn BHLĐ cho hàng ngàn lao động trên khắp mọi miền đất nước. Hiện tại có 24 khóa đã tốt nghiệp với 2124 sinh viên hệ chính quy. Được khoa và Trường đào tạo, giác ngộ trách nhiệm to lớn, vẻ vang, sau khi tốt nghiệp ra trường, các thế hệ sinh viên BHLĐ đã và đang công tác trên khắp miền đất nước, mang kiến thức được trang bị từ những ngày ngồi trên ghế Trường, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội và của tổ chức Công đoàn Việt Nam, ngăn ngừa, hạn chế xảy ra rủi ro về ATVSLĐ, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ sức khoẻ người lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhiều cán bộ, sinh viên của trường sau khi tốt nghiệp đã trưởng thành và được trao những trọng trách trong các cấp chính quyền, các cấp Công đoàn và trong chuyên môn BHLĐ ở nhiều đơn vị, địa phương.

Thực hiện nhiệm vụ NCKH: Khoa là một trong những khoa tốp đầu về kết quả nghiên cứu khoa học trong Trường. Kết quả nghiên cứu khoa học của Khoa giúp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, khẳng định năng lực nghiên cứu, phát triển thương hiệu của Khoa và Trường.

Cán bộ, giảng viên trong khoa đã và đang chủ trì 1 đề tài quỹ Nafosted, 2 đề tài NCKH cấp Bộ. Chủ trì 22 đề tài NCKH cấp cơ sở. Tham gia viết, chủ biên 05 tài liệu, giáo trình chuyên ngành về BHLĐ. Công bố 22 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế. Công tác NCKH của sinh viên cũng được chú trọng. Hàng năm có khoảng 5 - 10 đề tài NCKH của sinh viên. Nhiều đề tài NCKH của sinh viên được đánh giá cao, trong đó có 3 đề tài đạt giải 3 giải VIFOTEC, 3 đề tài đạt giải 3 cấp bộ, nhiều đề tài đạt giải cấp trường.

Về thi đua khen thưởng: Tập thể Khoa đã 4 lần được Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen Tập thể đạt thành tích xuất sắc trong các năm 1991, 2010, 2011 và 2015.

Các hoạt động kiểm tra, đánh giá được Khoa và Trường tiến hành hàng năm nhằm phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm tồn tại để đảm bảo, nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa và Trường.

Ý thức được việc kiểm định chất lượng CTĐT là việc làm hết sức quan trọng nên Trường và Khoa đã thực hiện việc tự đánh giá chất lượng CTĐT và chuẩn bị cho quá trình kiểm định Chương trình trong nhiều năm qua. Việc tự đánh giá CTĐT ngành BHLĐ là cơ sở để Trường và khoa cải tiến chất lượng của CTĐT. Tự đánh giá cũng đồng thời thể hiện tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng; tạo cơ sở dữ liệu cơ bản, đảm bảo tính khoa học cho việc điều chỉnh mục tiêu, lập kế hoạch nâng cao chất lượng và triển khai thực hiện kế hoạch trong giai đoạn tiếp theo.

Thực hiện công tác đảm bảo chất lượng giáo dục: Trong quá trình xây dựng và phát triển, Khoa luôn chú trọng đến đảm bảo chất lượng giáo dục, do đó khi mới mở CTĐT, Khoa đã thiết kế và xây dựng CTĐT theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Trong quá trình triển khai CTĐT, để nâng cao chất lượng giảng dạy, sau mỗi học kỳ của năm học, Khoa đã phối hợp với Phòng KT&ĐBCLGD của Trường lấy ý kiến phản hồi về mức độ hài lòng của sinh viên đối với GV giảng dạy, kết quả khảo sát từ SV là cơ hội để mỗi giảng viên tự phấn đấu và rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. Để không ngừng nâng cao chất lượng, Khoa đã triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng của Khoa như: Xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí lại khu vực phòng thực hành; Rà soát các CTĐT, đảm bảo không bị trùng lặp mã học phần, nội dung học phần giữa các hệ đào tạo; Xác định phù hợp tỷ lệ điểm thành phần, có tính đến điểm chuyên cần; Rà soát đề cương chi tiết các học phần, cập nhật tài liệu học tập; Tổ chức trao đổi, tập huấn về công tác CVHT; Phối hợp với Phòng CTHSSV, hàng quý tổ chức các buổi họp giao ban công tác SV với thành phần tham gia họp là giáo vụ khoa và CVHT; Tiếp tục triển khai các bản ghi nhớ hợp tác đã ký kết. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng giáo dục, với tư cách là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức đào tạo và quản lý chương trình, Khoa đã thực hiện TĐG CTĐT ngành BHLĐ và đăng ký kiểm định chất lượng CTĐT theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ GD&ĐT.

ể mỗi giảng viên tự phấn đấu và rèn luyện nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy. Để không ngừng nâng cao chất lượng, Khoa đã triển khai các hoạt động cải tiến chất lượng của Khoa như: Xây dựng kế hoạch sắp xếp, bố trí lại khu vực phòng thực hành; Rà soát các CTĐT, đảm bảo không bị trùng lặp mã học phần, nội dung học phần giữa các hệ đào tạo; Xác định phù hợp tỷ lệ điểm thành phần, có tính đến điểm chuyên cần; Rà soát đề cương chi tiết các học phần, cập nhật tài liệu học tập; Tổ chức trao đổi, tập huấn về công tác CVHT; Phối hợp với Phòng CTHSSV, hàng quý tổ chức các buổi họp giao ban công tác SV với thành phần tham gia họp là giáo vụ khoa và CVHT; Tiếp tục triển khai các bản ghi nhớ hợp tác đã ký kết. Nhận thấy rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng giáo dục, với tư cách là đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức đào tạo và quản lý chương trình, Khoa đã thực hiện TĐG CTĐT ngành BHLĐ và đăng ký kiểm định chất lượng CTĐT theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của Bộ GD&ĐT.

Đối tác chiến lược

(84-4) 3.857.3204